Nếu quý vị muốn hành động để chấm dứt nạn bắt nạt, dưới đây là một số thông tin và nguồn tài liệu hữu ích bằng ngôn ngữ của quý vị để hướng dẫn cho quý vị cách hành động.
Bullying (bắt nạt) là sự gây hấn hay hành vi làm hại nhằm vào một người với mục đích tạo ra cảm giác bị cô lập. Việc bắt nạt có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và quý vị có thể nhận ra việc đó bằng cách để ý các loại hành vi phổ biến sau.
Bắt nạt bằng lời nói là việc nói hay viết những điều độc địa. Những việc này bao gồm:
Bắt nạt về mặt xã hội là làm tổn hại đến danh dự hay các mối quan hệ của ai đó. Những việc này bao gồm:
Bắt nạt bằng vũ lực là gây đau đớn lên cơ thể một người hay giật đồ của người đó. Bao gồm:
Cyberbullying (bắt nạt trực tuyến trên mạng) là việc bắt nạt được thực hiện trực tuyến thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, tin nhắn, trò chuyện, và các trang web. Những việc này bao gồm:
Có nhiều nguồn tài liệu về cách ngăn ngừa và báo cáo cyberbullying (bắt nạt trực tuyến).
Để biết thêm thông tin, hãy vào xem các trang web của StopBullying.gov về “What is Bullying” (“Bắt nạt là gì”)” và “Cyberbullying” (“Bắt nạt trực tuyến”)“.
Không phải người nào bị bắt nạt cũng sẽ yêu cầu được giúp đỡ. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu mà một vài người có thể thể hiện qua hành vi và tâm trạng của họ có thể giúp quý vị nhận ra việc họ đang bị bắt nạt.
Nếu quý vị biết một người đang đau khổ hay đang gặp nguy hiểm, không nên phớt lờ vấn đề. Yêu cầu trợ giúp ngay lập tức.
Để biết thêm thông tin, hãy vào xem trang web của StopBullying.gov về “Who is at Risk?” (“Ai có Nguy Cơ?”).
Có nhiều cách mà quý vị có thể yêu cầu được giúp đỡ.
Để biết thêm thông tin, hãy xem trang web của StopBullying.gov về “Get Help Now” (“Yêu Cầu Trợ Giúp Ngay”).
Có nhiều cách quý vị có thể giúp đỡ nếu quý vị thấy một người đang bị bắt nạt:
Làm bạn với người đó:
Giúp họ lánh đi:
Không làm khán giả xem bắt nạt:
Hãy làm gương tốt:
Kể với những người lớn mà quý vị tin tưởng:
Ðể biết thêm thông tin, vui lòng vào trang web của StopBullying.gov về “Be more than a Bystander” (“Hãy hành động chứ không chỉ đứng xem”).
Tôi nghĩ rằng tôi đang bị bắt nạt
Một vài người đang bắt nạt tôi trên mạng hay qua tin nhắn
Tôi không bị bắt nạt, nhưng bạn tôi hay bạn cùng lớp của tôi bị bắt nạt
Tôi muốn giúp ngăn chặn nạn bắt nạt trong trường hay cộng đồng của tôi
Xem Act to Change Toolkit (Bộ Công Cụ Hãy Hành Động Để Thay Đổi) và cam kết cùng đứng vững chống lại nạn bắt nạt.
Các nguồn tài liệu khác gồm có:
Để biết thêm thông tin, xem trang web của StopBullying.gov về “What You Can Do” (“Quý vị Có Thể Làm Gì”).
Bắt nạt có thể xảy ra ở bất kỳ đâu—các thành phố, ngoại ô, hay các thị trấn nông thôn. Tùy thuộc vào môi trường, một số nhóm—như thanh thiếu niên đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới, hay chuyển giới (LGBT), thanh thiếu niên khuyết tật, thanh thiếu niên có trình độ tiếng Anh hạn chế, và thanh thiếu niên có thiên hướng cô lập xã hội bao gồm các em đến từ các cộng đồng người nhập cư gần đây—có thể sẽ là đối tượng để bắt nạt.
Nói chung, những kẻ bắt nạt tập trung vào những cá nhân:
Ngay cả khi một vài người nằm trong những nhóm này, điều này cũng không có nghĩa là họ sẽ bị bắt nạt. Đó là lý do cần phải nói về nạn bắt nạt ở trường.
Để biết thêm thông tin, vào xem trang web của StopBullying.gov về “Who is at Risk?” (“Ai có Nguy Cơ?”)
Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bao gồm cả những người bị bắt nạt, kẻ bắt nạt, và những người chứng kiến bắt nạt. Bắt nạt có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần, lạm dụng chất gây nghiện, và tự tử.
Những người bị bắt nạt dễ có khả năng trải qua:
Để biết thêm thông tin, xem trang web của StopBullying.gov về “Effects of Bullying” (“Các Ảnh Hưởng Của Bắt Nạt”).
Cha mẹ, các thành viên gia đình, và những người lớn có quan tâm khác đóng vai trò then chốt để ngăn ngừa và ứng phó với nạn bắt nạt. Sau đây là một số gợi ý để nói chuyện với những trẻ em và thanh thiếu niên về nạn bắt nạt:
Để biết thêm thông tin, xem trang web của StopBullying.gov về “How to Talk About Bullying?” (“Nói Về Nạn Bắt Nạt Như Thế Nào?”)
#ActToChange (Hãy Hành Động Để Thay Đổi) là một chiến dịch nâng cao nhận thức với mục đích giải quyết nạn bắt nạt, đặc biệt là trong cộng đồng Người Mỹ Gốc Á và Người Dân Đảo Thái Bình Dương (AAPI).
Trẻ em và thanh thiếu niên bị bắt nạt tại trường ở khắp nơi trên cả nước. Đáng tiếc là nhiều thanh thiếu niên thuộc cộng đồng AAPI bị bắt nạt còn phải đối mặt với nhiều rào cản về văn hóa, tôn giáo, và/hoặc ngôn ngữ ngăn các em yêu cầu giúp đỡ khi bị bắt nạt.
Nhưng điều quan trọng mà quý vị cần biết là:
Tìm hiểu về bắt nạt. Nói về bắt nạt. Ngăn chặn bắt nạt. #ActToChange (Hãy Hành Động Để Thay Đổi).